Trên con đường khởi nghiệp của mình, bạn không thể chỉ đi một mình. Tôi đã tùng nghe câu nói” Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải có đội nhóm.” Bản thân tôi cũng vậy, bởi tôi đã trải nghiệm qua điều này. Và trên con đường tìm kiếm đội nhóm ấy, tôi đã có dịp quen biết và được nghe chia sẻ từ người chị tên Tống Thị Lý. Chị Tống Thị Lý và thương hiệu đường phèn Quãng Ngãi 3T sẽ là những chia sẻ của tôi trong bài viết này.

Khi nghe những điều chia sẻ từ chị Lý, bản thân trong tôi cũng bồi hồi xuất động. Có lẽ chăng đó là sự đồng cảm, cùng là tuổi thơ của sự nghèo nàn đeo bám chốn thôn quê. Cũng như tôi, chị Tống Thị Lý xuất thân trong một gia đình làm nông. Nơi chị Sinh ra là ” mảnh đất khô cằn xứ Quảng. Nắng thì cháy da, xém thịt. Lạnh thì thấu tim, buốt xương.”
Là chị cả trong gia đình nên chị đã ý thức từ sớm trách nhiệm của mình với các em và phụ giúp bố mẹ công việc nhà. Có thể mọi người nghe như vậy là chuyện bình thường, nhưng bản thân thân rất hiểu và chạnh lòng trong những chia sẻ này của chị.
Bạn thử nghĩ xem với một bé gái mới tí tuổi đầu, đã phải chăm em, hốt trấu chuẩn bị cho mỗi buổi nấu đường, kẹo. Không những thế còn phải tắm heo, tắm bò, nấu cám, cắt cỏ cho bò ăn bạn sẽ nghĩ gì về “cô bé ” ấy. Tất nhiên không bố mẹ nào muốn con mình vất vả, cực nhọc cả. Chỉ vì cái nghèo cái đói nó vẫn cứ bám theo dai dẳng mảnh đất miền trung đầy nắng gió và mưa bão.
Các ông bố bà mẹ nơi đây, nếu là gia đình làm nông thì không tránh khỏi đầu tắt mặt tối, thức khuya dậy sớm, làm việc chăm chỉ nhưng vẫn không thoát được cái nghèo. Có lẽ do cùng đến từ miền trung, và cũng xuất thân từ gia đình thuần nông nên trong tôi rất bồi hồi xúc động khi nghe những dòng tâm sự này.
Hiểu được được những lo toan vất vả của bố mẹ mình, chị luôn cố gắng học tập, cố gắng vươn lên với mong muốn được vào saigon, với mong muốn được đổi đời từ khi còn bé. Mặc dù vệc ăn học của chị gặp nhiều khó khăn do kinh tế gia đình, có đôi lần phải đắn đo, đôi lần phải đứng trên bờ vực buộc phải nghỉ học. Nhưng bên cạnh chị là người mẹ tảo tần hết sức yêu thương con. Mỗi lần như vậy, mẹ chị lại động viên và chạy vạy khắp nơi để chị được có tiền đi học. Một người mẹ hiền từ.
Ngày mới vào saigon, chị Tống Thị Lý cảm thấy bị vỡ mộng. Đây là điều hoàn toàn đúng với tâm lý của một bạn nữ lần đầu bước chân lên thành phố. Với nhịp sống hối hả, với bao lo toan của đồng tiền, nhiều bon chen thì thực sự là một cú sốc cho “cô bé” lần đầu xa nhà.
Dần dần chị Tống Thị Lý cũng quen với cuộc sống, quen với sinh hoạt nơi saigon, chị bắt đầu đi là thêm, dạy kèm làm gia sư, dán poster quảng cáo, phục vụ quán cafe. Chị bắt đầu học cách cân đối tài chính, sắp sếp thời gian và công việc để có thể đi làm kiếm thêm thu nhập tự lo bản thân.
Thời gian đầu vào học, vì nhiều lý do, chị Lý chia sẻ lúc này chị học tà tà hết môn không giỏi nhưng cũng không dở. Nhưng không biết là “xui” hay là “may” chị thì rớt môn kế toán doanh nghiệp. Thêm vào đó là câu nói châm biếm của bạn, chị nổi tự ái, chị lao vào đọc và nghiên cứu toàn bộ các sách về chuyên ngành. Kết quả sau đó chị hoàn thành tốt môn học và đạt bài luận văn tốt nghiệp loại giỏi của khóa năm ấy.
Ra trường chị trải qua nhiều công việc và làm ở nhiều vị trí khác nhau nhưng trong chị vẫn khát khao mong muốn tự kinh doanh. Hiện tại, chị Tống Thị Lý đang xây dựng thương hiệu đường phèn Quảng Ngãi 3T với khát vọng và hoài bão và tâm huyết.

Sở dĩ chị chọn sản phẩm đường phèn bởi gia đình chị ngoài làm nông còn nấu đường làm kẹo. Ông chị là thợ nấu đường lành nghề, có lò nấu đường cho bà con ở quê. Từ nhỏ chị cũng gắn tuổi thơ của mình bên những mẻ đường, tôi bật cười vì câu nói ” sún răng vì nếm thử đường”. Đây là thế mạnh của chị.
Ngoài ra chị chia sẻ rằng quê chị, Quảng Ngãi nổi tiếng về đường phèn, đường phổi nhưng người dân nơi đây không hiểu biết về kinh doanh, thương hiệu dẫn đến mô hình kinh doanh không tốt, sản phẩm không bán được nhiều. Nhiều nơi còn làm giả danh “tiếng tăm” đường nơi đây, nên kinh chọn sản phẩm kinh doanh chị không ngần ngại chọn ngay đường phèn.
Với khát khao mang đặc sản quê hương đến mợi miền đất nước, trao những hủ đường giá trị thật, chất lượng thật đến người tiêu dùng, chia sẻ đến khách hàng những lợi ích của đường phèn, mang văn hóa sứ Quảng đến người người nhà nhà và góp phần cải thiện đời sống bà con nơi đây là mục tiêu chị Tống Thị Lý đã đặt ra.
Chúc chị Tống Thị Lý và thương hiệu đường phèn Quảng Ngãi nhanh chóng được người người nhà nhà biết đến. Chúc chị đật được những mục tiêu mà chị đã đề ra.